Background

Dự án

Rise up

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Trẻ em 2016, trẻ em (TE) có hoàn cảnh đặc biệt là những TE không đủ điều kiện thực hiện các quyền cơ bản như quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và quyền học tập. Những TE này cần sự hỗ trợ và can thiệp đặc biệt từ Nhà nước, gia đình và xã hội để đảm bảo an toàn và khả năng hòa nhập vào gia đình và cộng đồng.

Vấn đề

Rise up

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Trẻ em 2016, trẻ em (TE) có hoàn cảnh đặc biệt là những TE không đủ điều kiện thực hiện các quyền cơ bản như quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và quyền học tập. Những TE này cần sự hỗ trợ và can thiệp đặc biệt từ Nhà nước, gia đình và xã hội để đảm bảo an toàn và khả năng hòa nhập vào gia đình và cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng TE thường là nạn nhân chịu nhiều hậu quả lâu dài nhất từ các biến cố kinh tế - xã hội như di cư, nghèo đói hoặc sự biến đổi cấu trúc gia đình. Hệ quả là hình thành nhóm TE có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội, gặp nhiều khó khăn trong học tập, có nguy cơ bỏ học, nghiện ma túy, phạm tội, thất nghiệp hoặc thậm chí bị đứng bên lề xã hội và khó khăn trong hòa nhập cộng đồng.

Theo Báo cáo của Bộ Công An năm 2021, tổng kết 8 năm thực hiện Nghị định 02/2014/NĐ-CP, đã ghi nhận có 1.621 TE bị đưa vào trường giáo dưỡng và 2.788 trẻ bị đưa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc. Theo Luật Trẻ em, TE trong các trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được xem là TE có hoàn cảnh đặc biệt. Một câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để tương lai của những đứa trẻ này trở nên tươi sáng hơn? Liệu sau thời gian học tập tại các cơ sở này, các em có thể tái hòa nhập cộng đồng và không tái phạm những lỗi lầm trước đó? Đây là những thách thức lớn đòi hỏi sự quan tâm và can thiệp không chỉ từ các cơ quan chức năng mà còn từ gia đình và toàn xã hội.

Với những trăn trở trên, Quỹ Từ thiện Kim Oanh, sau này là Quỹ Khởi Sự Từ Tâm, đã thiết kế và vận hành dự án Rise up – với ý nghĩa là truyền động lực cho những TE từng vi phạm pháp luật lấy lại niềm tin vào cuộc sống, tự tin đứng dậy sau những lỗi lầm, và có nghị lực vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Đây là một sáng kiến cộng đồng nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng quá trình học tập của HS tại trường giáo dưỡng. Hành động của dự án nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết để các em sớm hoàn thành việc học, trở nên tự lập và tự tin hòa nhập vào cộng đồng khi ra trường.

Image
Image
Icon

Dự án được triển khai qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (2023-2024): Mục tiêu chính là kết nối, sẻ chia ý tưởng hoạt động, xây dựng niềm tin giữa Quỹ với Ban Giám hiệu Trường Giáo dưỡng số 4, kiến tạo thêm sân chơi lành mạnh, thúc đẩy văn hóa đọc, và khơi gợi tinh thần hiếu tri cho HS thông qua các hoạt động như giao lưu thể thao, lễ hội Trung thu, lễ hội Xuân, hội thảo và chuỗi podcast “Hành trình nói lời yêu thương”.

- Giai đoạn thứ hai (2024-2030): Dự kiến sẽ trang bị kỹ năng sống cho HS nhằm phục hồi và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; thúc đẩy tái hòa nhập cộng đồng cho những HS nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các hoạt động dự kiến bao gồm sinh hoạt định kỳ, định hướng và hỗ trợ học nghề.