Kfoundation | 02/05/2018
Ngày lễ 30/04/2018, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Từ thiện Kim Oanh, bà Đặng Thị Kim Oanh không dành thời gian đi du lịch, nghĩ dưỡng mà bà đã dành trọn khoảng thời gian nghỉ lễ hiếm hoi trong năm này để đến thăm hỏi và trao những phần quà hết sức ý nghĩa cho các bệnh nhân hiện đang sinh hoạt tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và trẻ mồ côi tại chùa Đức Sơn. Tổng giá trị quà tặng đợt này là 55 triệu đồng.
Không những vậy, ngay khi tiếp nhận được thông tin từ Ban quản lý Trung tâm về việc các bệnh nhân ở đây thiếu nước nóng để sinh hoạt và vệ sinh vào mùa đông, bà Đặng Thị Kim Oanh đã cam kết hỗ trợ 5 hệ thống nước nóng cho trung tâm, đáp ứng phục vụ tối đa nhu cầu thiết yếu cho hàng trăm bệnh nhân thường trú tại đây.
Được biết, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh, trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa thiên Huế được thành lập tiền thân từ Trại tâm thần kinh Kim Long theo Quyết định 1495/QĐ-UBND ngày 07/10/1986 của UBND tỉnh Bình Trị Thiên với chức năng, nhiệm vụ là nuôi dưỡng, kết hợp điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần. Đến năm 1993, Trại tâm thần kinh Kim Long đổi tên thành Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần và được giao thêm nhiệm vụ là tiếp nhận, quản lý, giáo dục, chữa bệnh và dạy nghề cho đối tượng mại dâm, ma túy; năm 2003 được đổi tên thành Trung tâm bảo trợ xã hội, trực thuộc đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh và tiếp tục duy trì hoạt động cho đến hiện nay.
Trong 30 năm qua, Trung tâm đã nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 3.000 lượt bệnh nhân và đã có trên 500 lượt bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, có 540 bệnh nhân đang được quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm; trong đó, có trên 300 bệnh nhân thường trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế và gần 250 bệnh nhân ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Những năm qua, với bàn tay nhân ái và tấm lòng nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ y sỹ, hộ lý công tác điều trị và phục hồi chức năng cho các đối tượng đã có chuyển biến tích cực, an ninh trật tự được đảm bảo. Trung tâm thật sự là mái ấm và là nơi hồi sinh của những mảnh đời bất hạnh, điều đáng ghi nhận là hàng năm, có từ 30 – 40 bệnh nhân được trở về gia đình, tái hòa nhập cộng đồng.
Gia Khang,
Kfoundation | 25/09/2024
Admin | 20/09/2024